Đảm bảo uy tín chất lượng......có bảo hành

vit hp online


01666230129
tranthihoaiphuong94@gmail.com

Người dùng của chúng tôi

Tại đây bạn có thể mô tả một người sử dụng trang web điển hình và lý do tại sao họ lại quan tâm đến nó. Quan trọng nhất hướng cho khách truy cập của bạn ĺàm sao để họ thường xuyên quay trở lại trang web của bạn.

Giới thiệu

 

  1. Bạc 925 là gì?

  2. Bạc nguyên chất có phải là sự lựa chọn tốt nhất ?

  3. Tại sao đeo bạc bị đen?

  4. Cách làm cho bạc sáng trở lại

Bạc 925 là gì ?

Bạc 925 là một hợp kim của bạc, chứa 92.5% trọng lượng là bạc và 7.5% trọng lượng là kim loại khác – thường là đồng.ng này dành để viết về thông tin dự án trang web, về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạc nguyên chất có phải là sự lựa chọn tốt nhất ?

Bạc nguyên chất (tinh khiết 99.9%) quá mềm để làm những đồ vật lớn, do đó, bạc thường được kết hợp với đồng để tăng độ cứng, đồng thời dễ chế tác hơn và làm tăng vẻ đẹp của bạc. Những kim loại khác có thể thay thế đồng, thường dùng để tăng những tính chất khác của hợp kim bạc, ví dụ như giảm những lỗ tổ ong( hay xuất hiện trên bạc nguyên chất) , giảm sự biến màu của hợp kim bạc-đồng, giữ cho hợp kim sáng bóng lâu hơn. Một số nguyên tố có thể thay cho đồng như germanium, kẽm, bạch kim (pt), thêm vào đó một chút silic, hoặc bo. Nhiều hợp kim chứa bạc đã xuất hiện trong những năm gần đây được pha trộn để có thể giảm sự đổi màu, giảm độ xỉn. Các nhà sản xuất bạc nhanh chóng đưa ra những loại hợp kim bạc mới với chất lượng ngày càng tăng, và công thức pha chế bạc của họ được coi là bí quyết. Dù sao cũng chưa có kim loại nào vượt hẳn lên để thay thế đồng trong hợp kim bạc-đồng, vốn được coi là chuẩn công nghiệp bạc.

Những bộ đồ ăn, đồ dùng gia đình bằng bạc đã rất được ưa chuộng trong khoảng thời gian 1840 – 1940.

Trước đây người ta còn dùng hợp kim bạc để làm đồ phẫu thuật, làm nhạc cụ, giờ đây khoa học kĩ thuật tiến triển hơn rất nhiều, hợp kim bạc có nhiều ứng dụng hơn trong những ngành khoa học tiên tiến.

Tại sao đeo bạc bị đen?

Bạc nguyên chất rất khó bị oxy hóa ở điều kiện bình thường, trong khi đó, bạc hợp kim sẽ dễ bị oxy hóa hơn, nhất là hợp kim bạc đồng, và bạc 925 cũng không phải là ngoại lệ.

Bạc bị đen là do sự kết hợp của bạc với lưu huỳnh, tạo thành muối bạc-lưu huỳnh kết tủa đen không tan bám trên bề mặt bạc. Nguyên nhân thì rất nhiều, do phản ứng của bạc với các chất có chứa lưu huỳnh. Các chất chứa lưu huỳnh có thể có trong không khí, trong suối nước nóng, và quan trọng hơn cả là trong tuyến mồ hôi của con người…

Vì vậy bạc để lâu không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu nơi bạn để bạc có chứa trong không khí hợp chất của lưu huỳnh (chắc chắn là có, chỉ có điều nhiều hay ít mà thôi). Với những người tuyến mồ hôi có chứa nhiều lưu huỳnh, bạc sẽ mau bị đen, và thực tế thì những người này không nên đeo bạc, vì bạc nguyên chất hay bạc hợp kim (925 chẳng hạn) đều nhanh chóng bị đen, xỉn màu. Có những người tuyến mồ hôi ít hoặc không chứa lưu huỳnh thì có thể đeo bạc. Thậm chí 1 số người tuyến mồ hôi có khả năng khử muối bạc-lưu huỳnh, nên khi đeo bạc, thì bạc lúc nào cũng sáng bóng. Bạn nên tháo trang sức mỗi khi tiếp xúc với các dung dịch, để có thể bảo quản trang sức bạc tốt hơn. Sau khi tắm suối nước nóng,có thể thấy bạc bị đen, bởi vì trong nước nóng có hidrosunfua, nhanh chóng tạo thành muối bạc-lưu huỳnh và làm bạc bị đen.

Kết luận lại là bạc gì cũng đều có thể bị đen khi gặp môi trường tạo muối bạc-lưu huỳnh.

Cách làm cho bạc sáng trở lại

Xét về phương diện hóa học: dùng oxi già để khử muối bạc, hoặc dùng axit (ví dụ HCl) bạc sẽ sáng bóng như mới.

Cách làm: bạn mua nước oxy già ngoài hiệu thuốc, cho bạc vào, chờ 1 lúc là bạc sẽ sáng bóng, rồi có thể hơ qua lửa, bạc sẽ trở lên đẹp hơn.

Ngoài ra có thể mua axit HCl về rửa, nhưng tốt nhất là không nên vì axit nói chung là độc hại nếu các bạn không biết cách dùng.

Dựa trên phương diện hóa học, thì có những kinh nghiệm dân gian:

1.Cho vào giấm đung sôi nhỏ lửa

2.Lấy tàn thuốc lá chà vào.

3.Ngâm trong kem đánh răng có chưa nhiều clo trong 5 phút, rồi lấy bàn chải đánh răng ra chà lại.

Tuy nhiên 1 số loại “bạc” thì sau khi bạn đeo, bị xỉn màu vẫn không thể nào sáng lại được sau khi làm các thao tác trên, cái này do công thức pha chế của nhà sản xuất, và có thể do các sự oxi hóa kim loại khác trong hợp kim làm cho hợp kim bị đen chứ không phải do bạc.

Cách giải quyết đối với những trường hợp này là mang ra tiệm bảo họ dùng dung dịch chuyên biệt rửa lại.

Đối với bạc xi (bạc kim chẳng hạn), sau 1 thời gian đeo, nên mang ra tiệm bạc để họ xi lại cho bạc luôn được sáng và đẹp.

Bạn đi mua nhẫn, đến tiệm người bán hàng đưa cho bạn một số kiểu và bạn ưng ý nhưng không vừa tay. Bạn có thể được đáp ứng kịp thời vì ở đó sẵn có cho bạn một chiếc nhẫn khác cùng kiểu nhung ni (size) khác vừa với tay bạn. Trường hợp bạn nhờ người thân, bạn bè ở xa hay o nước ngoài mua nhẫn cho bạn thì sao? Khi ban mua nhẫn qua mạng nữa, bạn sẽ như thế nào nếu chiếc nhẫn mình muốn mua đeo cho ngón út thì chỉ vừa với ngón trỏ :) Đó là khích thước của nhẫn (size) người thợ kim hoàn thường gọi là ni nhẫn. Sau đây là một vài hướng dẫn đo size nhẫn giúp bạn.

Trên thế giới có rất nhiều quy định kích thước cho size nhẫn. Nhưng cho dù có nhiều bao nhiêu thì cũng không thễ khác cái vòng tròn thân thuộc cũa chiếc nhẫn. Do đó khi đo nhẫn bạn chỉ cần biết đến chu vi hoặc đường kính cũa chiếc nhẫn mình cần là ok. Từ đó bạn tra vào bảng size nhẫn dưới đây đễ biết mã số cho phù hợp, tùy theo quy định cũa từng vùng, quốc gia. Ví dụ tay cũa bạn có chu vi là 54mm thì người Mỹ gọi là size số 7, người Nhật gọi là size số 14 còn người Đúc thì gọi là size số 171/4 và người Anh gọi là size Chữ N.

Cách làm: Lấy một sợi dây điện nhỏ, quấn quanh ngón tay cần đeo nhẫn, đánh dấu său đó mở ra đo xem được bao nhiêu mm đem chia cho 3,14 thì bạn đã tính ra được đường kính chiếc nhẩn cũa bạn. Chú ý nếu khi thời tiết lạnh ngón tay cũa bạn có thễ nhỏ hơn bình thường bạn nên cộng thêm cho chu vi là 2mm còn khi thời tiết nóng thì ngược lại, trừ đi 2mm. Trường hợp xương khớp ngón tay của bạn to, thì bạn nên đo chu vi ở gần khớp (không phải trên khớp) Sao cho khi đeo nhẫn dễ vào nhưng không bị tuột mất.

Ngoài ra còn có các kiểu nhẫn "đai mở" có thể điều chĩnh size, bạn thể đem nhẫn đến tiệm cho thợ sữa size lại nếu nhẫn cũa bạn được gắn đá thiệt và cứng như sapphire, ruby, và xoàn thi dễ làm vì chúng  chịu được nhiệt độ cao.

Hướng dẫn cách do size

 

Lịch sử của trang web

Trong phần này, bạn có thể mô tả quá trình xây dựng trang web và đưa ra các lý do để sáng tạo ra nó. Đây cũng là cách để đề cập đến các mốc hình thành và cảm ơn những người đã tham gia.